Công ty TNHH thiết bị Y tế Việt Hà
Công ty TNHH thiết bị Y tế Việt Hà

Máy Trợ Thở BIPAP Là Gì?

 maytho.com.vn   |    Ngày 11/06/2024

BIPAP là gì? Thở BIPAP được tiến hành ra sao?

Bipap là phương pháp thông khí nhân tạo không xâm lấn dùng qua mặt nạ úp vào mũi hoặc cả mũi và miệng có tác dụng hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân có vấn đề về tim, phổi,... Thường được sử dụng trong các trường hợp hồi sức cấp cứu, đặc biệt phổ biến trong trường hợp đào thải C02 tồn dư cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Thở Bipap cũng có chỉ định và chống chỉ định riêng như những phương pháp thông khí nhân tạo khác.

Ưu điểm của thở Bipap mà bạn nên biết!

Bipap là gì? Bipap (Bilevel positive airway pressure) là phương pháp thông khí nhân tạo không xâm lấn, giúp hỗ trợ một phần nhịp thở tự nhiên của người sử dụng với hai mức áp lực đường thở dương liên tục. Đó là:

  • IPAP: Áp lực hít vào dương.
  • EPAP: Áp lực thở ra dương.

Mục đích của phương pháp thông khí nhân tạo là:

  • Với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giúp đào thải lượng tồn dư C02 ra ngoài giảm các triệu chứng khó thở, mệt cơ khi thở gắng sức.
  • Giảm áp lực đường thở trung bình và đỉnh trong đường thở, giảm các biến chứng do tăng áp lực và tức ngực
  • Giảm sức cản đường thở, giảm công thở của bệnh nhân, góp phần oxy hóa máu và tránh nguy cơ xẹp phổi.

Ưu điểm của phương pháp này là cải thiện trao đổi khí, không cần đặt ống nội khí quản hay mở khí quản, giúp người bệnh thoải mái và hạn chế các biến chứng liên quan đến đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản. Đồng thời, thở Bipap đơn giản, dễ thực hiện mang lại hiệu quả mà vẫn tiết kiệm chi phí, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người sử dụng.

Những trường hợp được chỉ định và chống chỉ định thở Bipap

Mặc dù thở Bipap có nhiều ưu điểm trong việc hỗ trợ thông khí không xâm lấn tuy nhiên phương pháp này cũng có chỉ định và chống chỉ định riêng biệt. Cụ thể như sau:

Những trường hợp được chỉ định thở Bipap

Nếu đã biết Bipap là gì thì sau đây là một số trường hợp được phép chỉ định thở Bipap:

  • Sau phẫu thuật tim, phổi.
  • Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mức độ nhẹ, tổn thương phổi cấp tính, suy hô hấp cấp tiến triển, phù phổi cấp.
  • Gặp tình trạng suy tim.
  • Mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Sau khi rút ống nội khí quản.

Lưu ý quan trọng là bệnh nhân phải đủ tỉnh táo và các cơ hô hấp vẫn hoạt động mới có thể áp dụng thở Bipap.

Chống chỉ định thở Bipap đối với những trường hợp

Thở Bipap không được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt sau:

  • Bệnh nhân bị ngừng tim hoặc ngừng hô hấp.
  • Tắc nghẽn đường thở do dị vật hoặc chất nhầy.
  • Các biến dạng ở đầu, hàm và mặt, phẫu thuật và chấn thương.
  • Mới phẫu thuật đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp trên (trong vòng 7 ngày).
  • Bệnh nhân không hợp tác với các phương pháp thông khí không xâm lấn, ho kém hoặc bất tỉnh, không bảo vệ được đường thở và có nguy cơ nôn mửa.
  • Hôn mê dưới 10 điểm, huyết áp không ổn định, rối loạn nhịp tim, xuất huyết tiêu hóa trên nặng.

Thay vào đó, bác sĩ sẽ tiến hành đặt thiết bị thở xâm lấn (mở khí quản hoặc đặt ống nội khí quản) để đưa ống thở trực tiếp vào cổ họng của bệnh nhân.

Thở Bipap được tiến hành ra sao?

Nhìn chung việc thở Bipap rất đơn giản nhưng trước khi tiến hành phương pháp thở Bipap cho bệnh nhân vẫn cần chuẩn bị cụ thể như sau:

  • Các bác sĩ, y tá chuyên ngành hồi sức cấp cứu, kĩ thuật viên hướng dẫn, vận hành.
  • Dụng cụ, thiết bị đầy đủ liên quan đến máy thở Bipap.
  • Bệnh nhân phải hiểu rõ mục đích, quy trình kỹ thuật, các rủi ro có thể xảy ra và ký cam kết thực hiện.
  • Thực hiện các xét nghiệm cần thiết như đo huyết áp, nhịp thở, Sp02, cân nặng, chiều cao, ...
  • Hồ sơ bệnh án phải ghi đầy đủ các thông số theo dõi và kiểm tra lại kết quả xét nghiệm.

Tiến hành thực hiện

  • Xác nhận chỉ định, chống chỉ định và giấy cam kết của bệnh nhân.
  • Kiểm tra trạng thái của bệnh nhân
  • Cài đặt các thông số như IPAP, EPAP, BPM,Fi02, ....
  • Đặt giới hạn và mức báo động tùy theo tình trạng sức khỏe cụ thể của từng bệnh nhân.
  • Hướng dẫn và động viện để người bệnh hiểu cũng như hợp tác trong quá trình điều trị.
  • Đeo mặt nạ loại vừa vặn nhất để không bị hở khí quá nhiều

Theo dõi, giám sát:

  • Huyết áp, mạch, ECG, SpO2, ý thức bệnh nhân.
  • Khí huyết phải được kiểm tra thường xuyên sau mỗi 12 đến 24 giờ tùy thuộc vào tình trạng bệnh và điều trị khẩn cấp nếu có bất thường xảy ra.

Lưu ý, người bệnh cần phối hợp tốt với bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được cơ bản Bipap là gì cũng như thở Bipap được tiến hành ra sao và trong trường hợp nào cần sử dụng phương pháp này. Để được tư vấn chi tiết hơn về từng trường hợp cụ thể và tham khảo lựa chọn máy thở Bipap vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT HÀ

11a ngõ 2 Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội

Hotline: 0933 282 389  ---  0919 739 333

Chia sẻ bài viết:
Viết bình luận của bạn:
hotline
Liên hệ qua Zalo

Giỏ hàng